Tuổi thọ là gì? Các công bố khoa học về Tuổi thọ

Tuổi thọ là thời gian mà một người hoặc một vật sống được trước khi chết hoặc bị hỏng. Tuổi thọ có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như sức khỏe, điều kiện...

Tuổi thọ là thời gian mà một người hoặc một vật sống được trước khi chết hoặc bị hỏng. Tuổi thọ có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như sức khỏe, điều kiện sống, và cách chăm sóc.
Tuổi thọ của một con người được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm di truyền, lối sống, môi trường sống, chăm sóc sức khỏe, và cả yếu tố tâm lý. Việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, vận động thể chất đều đặn, hạn chế tiêu thụ rượu và thuốc lá, cũng như đối mặt với căng thẳng và áp lực một cách tích cực có thể giúp tăng tuổi thọ. Ngoài ra, những yếu tố di truyền và thông tin y tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến tuổi thọ của mỗi người.
Ngoài những yếu tố cá nhân, tuổi thọ cũng có thể chịu ảnh hưởng từ môi trường sống, cả môi trường tự nhiên và môi trường lao động. Nước sạch, không khí trong lành, cơ sở hạ tầng y tế và chăm sóc sức khỏe hiệu quả đều có thể tăng cường tuổi thọ của dân số. Trong khi đó, môi trường lao động an toàn, chính sách bảo hiểm xã hội và chăm sóc sức khỏe đều đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và tăng cường tuổi thọ của người lao động.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "tuổi thọ":

TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU, THIẾU SẮT VÀ THIẾU VITAMIN A Ở PHỤ NỮ TRƯỚC KHI MANG THAI TẠI HUYỆN CẨM KHÊ TỈNH PHÚ THỌ
Mục tiêu: Xác định tình trạng thiếu máu, thiếu sắt và thiếu vitamin A (Vit. A), ở phụ nữ trước khi mang thai lần đầu (PNTKMTLĐ) ở Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ (CK-PT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu điều tra cắt ngang trên 411 phụ nữ tuổi từ 18-30 chưa từng có thai sống tại CKPT. Tình trạng sắt được đánh giá bằng các chỉ số: Transferrin receptor, Ferritin, lượng sắt trong cơ thể, chỉ số CRP, AGP để loại trừ nhiễm trùng. Chỉ số Hb được dùng để đánh giá tình trạng thiếu máu. Tình trạng Vit.A được đánh giá bằng các chỉ số: Vit.A huyết thanh và Retinol-Binding Protein (RBP). Kết quả: Tỷ lệ thiếu sắt cạn kiệt ở nhóm thiếu máu (10,1%) cao hơn so với nhóm không thiếu máu (3,2%) với p<0,01. Ở nhóm thiếu sắt, nồng độ RBP (1,06 ± 0,39 μmol/L) thấp hơn so với nhóm không thiếu sắt (1,15 ± 0,41 μmol/L) và nồng độ CRP: 0,3 (0,1; 0,9) mg/L cao hơn so với nhóm không thiếu sắt (p<0,01). Kết luận: Tỷ lệ thiếu máu của PNTKMTLĐ ở CK-PT là 20,7% thuộc mức trung bình về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng, trong đó 43,0% không nhiễm trùng bị thiếu sắt; Tỷ lệ thiếu sắt: 37,9%; Tỷ lệ thiếu Vit.A:10,2%.
#Thiếu máu #thiếu sắt #thiếu vitamin A #phụ nữ 18-30 tuổi #phụ nữ trước mang thai #phú thọ
KẾT QUẢ CHĂM SÓC, ĐIỀU TRỊ BỆNH NHI TIÊU CHẢY CẤP DƯỚI 5 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI KHOA NỘI TIÊU HÓA BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2020 - 2021
Đặt vấn đề: Tiêu chảy cấp là một bệnh quan trọng ở trẻ em, vì nó có tỷ lệ mắc bệnh cũng như tử vong cao. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhi tiêu chảy cấp dưới 5 tuổi, phân tích kết quả chăm sóc trẻ bệnh và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu có phân tích trên 200 bệnh nhi dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: Ngày đầu nhập viện tỷ lệ trẻ có sốt là 88,5%, có 36,5% có tình trạng mất nước, 69% đau bụng và 66,5% nôn ói. Lượng bạch cầu trung bình là 12,1x109 tăng cao, hồng cầu ở mức bình thường và Hct là 0,38. Tác nhân E.Coli gây bệnh tiêu chảy cấp nhiều nhất với 80%. Sau thời gian chăm sóc, điều trị có 99,5% trẻ hết mất nước, 66,5% trẻ hết tiêu lỏng, 96,5% trẻ hết sốt, 89,5% trẻ hết nôn ói,98,5% trẻ hết hăm tã và 92,5% trẻ hết chán ăn. Có mối liên quan giữa: nhóm không suy dinh dưỡng thì có tỷ lệ chăm sóc tốt chiếm 57,5%, cha/mẹ có kiến thức và thực hành tốt có kết quả chăm sóc tốt là 76%, nghề nghiệp lao động trí óc và trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên có tỉ lệ chăm sóc tốt cao hơn lần lượt là (85,7%), (80,6%). Kết luận: Kết quả chăm sóc tốt cao,100% bệnh nhi được xuất viện, tuy nhiên do tác động của nhiều yếu tố khách quan, cần tăng cường biện pháp truyền thông phù hợp nhằm cải thiện kết quả chăm sóc được cao hơn.
#Tiêu chảy cấp #trẻ dưới 5 tuổi
KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ SỎI ỐNG MẬT CHỦ Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI BẰNG NỘI SOI MẬT TỤY NGƯỢC DÒNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 520 Số 2 - 2022
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm điều trị sỏi ống mật chủ (OMC) ở bệnh nhân (BN) cao tuổi bằng nội soi mật tụy ngược dòng (NSMTND). Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng trên 97 bệnh nhân cao tuổi được chẩn đoán sỏi ống mật chủ điều trị bằng nội soi mật tụy ngược dòng từ 10/2020 đến 09/2021 tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ (BVĐKTPCT). Kết quả: Tuổi trung bình là 73,22 ± 9,72 tuổi. Tỷ lệ thông nhú thành công 93,81%. Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình là 34,54 ± 7,15 phút (20 - 60 phút). Tỷ lệ lấy sạch sỏi là 80,41%. Tỷ lệ biến chứng sau kỹ thuật là 7,22%. Kết luận: Điều trị sỏi OMC ở bệnh nhân cao tuổi bằng nội soi mật tụy ngược dòng là phương pháp ít xâm lấn, an toàn, hiệu quả, tỷ lệ thành công và sạch sỏi cao, tỷ lệ tai biến và biến chứng thấp.
#Nội soi mật tụy ngược dòng (NSMTND) #sỏi ống mật chủ #bệnh nhân cao tuổi.
TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HÀ NỘI VÀ QUẢNG BÌNH NĂM 2021-2022
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 521 Số 2 - 2022
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng mắc trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi trong cộng đồng tại Hà Nội và Quảng Bình năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 312 đối tượng người cao tuổi được chọn ngẫu nhiên tại 8 xã, phường của hai tỉnh sử dụng thang điểm GDS-15 để sàng lọc và tiêu chuẩn DSM-V để chẩn đoán mắc trầm cảm. Kết quả: 7,6% người cao tuổi có các rối loạn trầm cảm (Điểm GDS ≥6 trong tổng số 15 điểm tối đa) và 3,8% được chẩn đoán mắc trầm cảm. Tỷ lệ mắc trầm cảm cao hơn ở những người có điều kiện kinh tế thấp hơn, có tình trạng sức khoẻ chung kém hơn và có nhiều biến cố gây căng thẳng trong cuộc sống gần đây. Kết luận: Trầm cảm là một vấn đề sức khoẻ đáng quan tâm ở người cao tuổi. Cần tăng cường sàng lọc, phát hiện sớm và có các biện pháp chăm sóc hỗ trợ về tinh thần và xã hội để giảm gánh nặng trầm cảm ở người cao tuổi.
#Trầm cảm #người cao tuổi #cộng đồng #thang sàng lọc trầm cảm rút gọn 15 mục (GDS-15) #cẩm nang thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần phiên bản 5 (DSM-V).
HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH VỚI SỰ THÍCH ỨNG CỦA TRẺ 5-6 TUỔI TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ ĐẾN TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Tân Trào - Tập 2 Số 2 - Trang 80-86 - 2016
Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi trong các hoạt động chuẩn bị đến trường phổ thông, trong đó hoàn cảnh gia đình là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất. Khi xem xét các nội dung ảnh hưởng của yếu tố này, có thể nhận thấy, những hoạt động chung và sự quan tâm của cha mẹ với con có ảnh hưởng nhiều nhất; bầu không khí và quan hệ gia đình ở vị trí thứ hai; mức thu nhập của gia đình ở vị trí thứ ba. Ngoài ra, nhận thức của cha mẹ về mức độ cần thiết của việc chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông cũng có tác động không nhỏ đến sự thích ứng của trẻ. Mỗi nội dung, tuy có sự ảnh hưởng khác nhau, nhưng đều có mối liên hệ mật thiết với nhau trong việc tác động đến sự thích ứng của trẻ 5-6 tuổi.
#family situation #adaptation #activity #prepare #primary school
TÌNH TRẠNG MẤT RĂNG, PHỤC HÌNH RĂNG, NHU CẦU VÀ YÊU CẦU ĐIỀU TRỊ Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN THANH KHÊ VÀ QUẬN HẢI CHÂU - THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
  Đặt vấn đề: Mất răng ảnh hưởng đến sức khỏe của người cao tuổi. Do đó, cần có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này nhằm bổ sung thông tin, số liệu và đưa ra những đề xuất phù hợp. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tình trạng mất răng, phục hình răng, nhu cầu và yêu cầu điều trị phục hình ở người cao tuổi tại Trung tâm y tế quận Thanh Khê và quận Hải Châu - Thành phố Đà Nẵng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 171 người ở độ tuổi ≥60 đến khám tại Trung tâm Y tế quận Hải Châu và Thanh Khê đồng ý tham gia. Nhóm nghiên cứu khám, ghi nhận tình trạng răng miệng, số răng mất và hàm giả đang sử dụng. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn để thu thập thông tin chung, yêu cầu mong muốn của họ về phục hình, tiền sử sử dụng hàm giả. Kết quả: Tỉ lệ mất răng ở người cao tuổi là 93,6%, số răng mất trung bình ở nhóm tuổi 75 cao hơn so với nhóm 60-74 tuổi và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 44,5% các đối tượng mất răng mang phục hình thay thế răng mất. 84,2% đối tượng nghiên cứu được đánh giá là cần có phục hình thay thế răng mất, 68,4% số người có yêu cầu làm phục hình thay thế răng mất. Kết luận: Tỉ lệ thực hiện phục hồi răng so với tỷ lệ mất răng ở người cao tuổi trong khảo sát khá thấp, do đó cần tăng cường phổ biến kiến thức về việc thực hiện phục hình thay thế răng mất, đặc biệt là ở người cao tuổi.
#Mất răng ở người cao tuổi #nhu cầu phục hình #yêu cầu phục hình
Hệ thống giám sát và điều khiển ứng dụng công nghệ IoT phục vụ canh tác lúa theo kỹ thuật ướt và khô xen kẽ AWD
Do tác động của biến đổi khí hậu, vấn đề thiếu hụt nguồn nước tưới là mối đe dọa hiện hữu đối với ngành sản xuất lúa gạo. Trong bài viết này, tác giả trình bày việc thiết kế và triển khai hệ thống giám sát và điều khiển phục vụ canh tác lúa theo kỹ thuật tưới nước tiết kiệm ướt và khô xen kẽ AWD tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Hệ thống được xây dựng dựa trên cấu trúc mạng Internet của vạn vật (IoT) cho phép người trồng lúa theo dõi các thông số môi trường như nhiệt độ, ẩm độ không khí, cường độ ánh sáng, độ ẩm đất và mực nước đồng ruộng một cách tự động 24/7. Với tính năng điều khiển thiết bị bơm nước từ xa, hệ thống cho phép nông dân quản lý việc tưới tiêu ruộng lúa một cách thuận tiện và hiệu quả. Kết quả nghiên cứu sẽ được tiếp tục cải tiến và tối ưu để có thể ứng dụng vào canh tác lúa theo cánh đồng mẫu lớn cũng như các mô hình ứng dụng nông nghiệp thông minh tại Việt Nam.
#Canh tác lúa #giám sát và điều khiển #Internet của vạn vật (IoT) #quản lý nước tưới #ướt và khô xen kẽ
ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH MẠCH MÁU NÃO VÀ TƯỚI MÁU NÃO TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2020-2022
  Đặt vấn đề: Cắt lớp vi tính (CLVT) mạch máu não và tưới máu não có thể cung cấp thông tin về vị trí động mạch não tắc, tính sống còn của nhu mô – chìa khóa điều trị nhồi máu não cấp. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm hình ảnh CLVT mạch máu não, tưới máu não và tìm hiểu mối liên quan với dấu hiệu lâm sàng nhồi máu não cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang 39 bệnh nhân nhồi máu não cấp được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 8/2020 đến tháng 5/2022. Kết quả: Tắc/hẹp động mạch não giữa chiếm đa số 64,1%. CLVT tưới máu não có giảm tưới máu trong 87,2%. Điểm NIHHS tương quan thuận với thể tích vùng giảm tưới máu, khác biệt có ý nghĩa giữa tổn thương ≥1/3 và <1/3 bán cầu. Kết luận: Kết quả nhấn mạnh tầm quan trọng của CLVT mạch máu não, tưới máu não trong chẩn đoán. Điểm NIHHS góp phần dự báo tình trạng giảm tưới máu và điểm NIHHS thấp cũng có thể có tắc mạch
#Cắt lớp vi tính mạch máu não #tưới máu não #nhồi máu não cấp
TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ THÓI QUEN ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI MỘT SỐ PHƯỜNG THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH NĂM 2022
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 527 Số 1B - 2023
Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 249 người cao tuổi sống tại 2 phường Mỹ Xá và Lộc Hòa, thành phố Nam Định năm 2022 với mục tiêu đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng và thói quen ăn uống của đối tượng nghiên cứu dựa trên công cụ MNA và bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. Kết quả: Tỷ lệ người cao tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng lần lượt là 30,9% và 10,4%. Về thói quen ăn uống, các đối tượng có thói quen chế biến luộc, xào là chủ yếu với 94% và 93,2%, thấp nhất là phương pháp nướng khi chế biến với 16,1%. Hầu hết đối tượng sử dụng dầu thực vật để chế biến 57,4%, chỉ 5,2% sử dụng mỡ khi chế chiến. Tỷ lệ người cao tuổi ăn đủ 3 bữa chính mỗi ngày là 83.9%; có 95,2% đối tượng ăn trái cây hàng ngày; chỉ có 35,3 % người cao tuổi sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa hằng ngày. Có 58,6% đối tượng uống nước chè và các loại lá tươi làm trà. Cần hướng dẫn người cao tuổi có thói quen ăn uống phù hợp hơn với lứa tuổi để đảm bảo sức khỏe.
#Tình trạng dinh dưỡng #người cao tuổi #thói quen ăn uống #MNA
THỰC TRẠNG TIÊU THỤ THỨC ĂN NHANH VÀ ĐỒ UỐNG TRƯỚC VÀ TRONG DỊCH COVID-19 Ở NHỮNG NGƯỜI 15-25 TUỔI TẠI VÙNG NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Tiêu thụ thức ăn nhanh đang gia tăng cả về số lượng và tần suất ở trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm: 1) Xác định mô hình tiêu thụ thức ăn nhanh và đồ uống của những người 15-25 tuổi; và 2) Xác định mức độ sẵn có của các thức ăn nhanh/thực phẩm chế biến sẵn tại hộ gia đình của những người này trước và trong dịch COVID-19 tại một số vùng nông thôn và thành thị thuộc TP. Hà Nội. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, phỏng vấn theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn được thực hiện với 371 người15-25 tuổi. Kết quả: Khoảng 94,9% số người 15-25 tuổi tiêu thụ các loại thức ăn nhanh và nước uống đóng chai ở các tần suất khác nhau. Số lượng thức ăn nhanh/thực phẩm chế biến sẵn tại hộ gia đình khi có dịch COVID-19 bình quân tăng 0,8 loại thực phẩm/hộ (nông thôn: 1,2, thành thị: 0,8). Giáo dục về tần suất tiêu thụ thức ăn nhanh hợp lý và giảm sự sẵn có của thức ăn nhanh/thực phẩm chế biến sẵn tại hộ gia đình là những nội dung nên được chú trọng trong các hoạt động truyền thông, giáo dục dinh dưỡng hợp lý tại cộng đồng, đặc biệt ở những người trẻ tuổi và trong các tình huống khẩn cấp, xảy ra dịch bệnh.
#Thức ăn nhanh #học sinh #thanh niên #thừa cân-béo phì #COVID-19 #Hà Nội
Tổng số: 238   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 10